Động cơ bước thường
sử dụng động cơ không tiếp xúc trượt có từ 50 -100 điểm cực còn động cơ servo
điển hình chỉ có từ 4-12 điểm cực. Động cơ bước (STEP) không cần mã hóa, vì
chúng có thể di chuyển chính xác tới các vị trí của gần 100 điểm cực từ trong động
cơ.
Nhưng động cơ SERVO thì khác, tuy chỉ có 4-12 điểm cực, nhưng chúng cần phải được mã hóa để xác định chính xác vị trí các điểm cực. Động cơ bước hiểu đơn giản là di chuyển từng bước, trong khi động cơ servo vận hành bằng việc đọc các dữ liệu từ các tín hiệu khác nhau của các bộ mã hóa động cơ và vị trí được điều khiển, nó cũng điều chỉnh dòng điện sơ cấp đến vị trí được yêu cầu
Ở động cơ bước, chúng ta cũng không bị mất bước trong di chuyển đến các điểm cực, hay yêu cầu được mã hóa khi điều khiển hoạt động theo bản thiết kế. Động cơ bước có trụ đỡ bền và có vị trí ổn định hơn cho dù có bất kỳ tác động nào xảy ra, kể cả lực tải trọng động. Động cơ servo thì lại là sự bổ khuyết tuyệt vời hơn cả trong việc ứng dụng vào các động cơ có tốc độ cao tới hơn 2000 RPM và mô-men xoắn có tốc độ hoạt động lớn, hay để ứng dụng điều khiển, kiểm soát gia tốc hoạt động của một mo-men xoắn xuống mức trung bình thấp, hay để trợ lực, giúp duy trì gia tốc liên tục ở mức độ cao.
Động cơ bước thì điều khiển các
bước bằng cách cấp xung điện vào các cuộn dây, tùy theo cấu tạo mà động cơ bước
có góc quay 1 xung khác nhau. Điển hình là loại động cơ bước 1,8 độ / 1 bước…
quay hết 1 vòng 360 độ thì cần 200 bước (gọi là FULL STEP), động cơ bước có thể
điều khiển ở các chế độ khác như half step (nửa bước 0,9 độ), micro step (cấp độ
nhỏ hơn nữa) và cần nhiều hơn 400 xung… càng ở chế độ nhiều xung thì động cơ
quay càng mịn (không bị giật giật (bước)), các động cơ bước không có chổi than,
roto được làm từ các cặp cực nam châm vĩnh cửu nên về lý thuyết rất bền theo thời
gian khi hoạt động đúng thông số!
Động cơ servo là loại động cơ bình thường (động cơ DC có chổi than , động cơ AC (1 pha, 3 pha…v.v) có gắn thêm encoder. Động cơ DC + encoder = Servo DC, động cơ AC + encoder = Servo AC
2. Ưu và nhược điểm
của động cơ step và servo
2.1 Đối với
động cơ bước
2.1.a Ưu điểm
- Động cơ bước có thể điều khiển chính xác góc quay.
- So với động cơ servo thì động cơ bước có giá thành thấp hơn
nhiều
Động cơ bước hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ lâu dài
- Động cơ bước có thể dễ dàng lắp đặt, thay thế
- Động cơ bước có khả năng cung cấp mô men xoắn lớn ở dải vận tốc
trung bình và thấp
2.1.b Nhược
điểm
- Về cơ bản dòng từ driver tới cuộn dây động
cơ không thể tăng hoặc giảm trong lúc hoạt động. Do đó, nếu bị quá
tải động cơ sẽ bị trượt bước gây sai lệch trong điều khiển.
- Đông cơ bước gây ra nhiều nhiễu và rung động
hơn động cơ servo.
Động
cơ bước không thích hợp cho các ứng dụng cần tốc độ cao.
2.2.a Ưu điểm
- Nếu tải đặt vào động cơ tăng, bộ điều khiển sẽ tăng dòng tới
cuộn dây động cơ giúp tiếp tục quay. Tránh hiện tượng trượt bước như trong động
cơ bước.
- Có thể hoạt động ở tốc độ cao.
2.2.b Nhược
điểm
- Đông cơ servo hoạt động không trùng khớp với lệnh điều
khiển bằng động cơ bước.
- Động cơ servo có giá thành cao hơn động cơ bước.
Tạo tài khoản ứng viên hoàn toàn miễn phí.